Phiên bản Desktop
Cập nhật 09:03 | 08/12/2019 (GMT+7)
  • Tìm kiếm:
    • TRANG CHỦ
    • Chính trị
    • Xã hội
    • Kinh tế
    • Diễn đàn ĐBND
    • Quốc tế
    • Văn hóa - Giáo dục
    • Thể thao
    • Văn nghệ
    • Pháp luật
    • Địa phương
    • Công nghệ - Môi trường
    • Bạn đọc viết
    • Ý kiến Đại biểu - Ý kiến Cử tri
    • CHÍNH SÁCH CUỘC SỐNG
    • GÓC NHÌN
    • QUỐC HỘI
    • ĐẠI BIỂU CỬ TRI
    • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    • NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI
    • VIDEO
    • ẢNH
    • CHUYÊN TRANG
    • Phiên bản desktop
    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    Đóng

Diễn đàn ĐBND » Diễn đàn

Trao cơ hội cho thanh niên

07:56 22/11/2019

Thanh niên là nhóm thế mạnh, có sức khỏe, sự năng động và sáng tạo, tuy nhiên, theo nhiều ĐBQH, dự thảo luật đang coi thanh niên là đối tượng ở thế yếu, cần giúp đỡ bằng các chính sách nhà nước bảo đảm, khuyến khích, hỗ trợ. Cách tiếp cận này sẽ làm mất nhuệ khí của thanh niên. Vì vậy, cần rà soát và chỉnh lý lại dự án luật theo hướng bảo đảm hành lang pháp lý, trao cơ hội cho thanh niên để thanh niên thấy mình cần phải làm, có thể làm và làm thế nào để phát huy được vai trò, thế mạnh và đóng góp hiệu quả cho xã hội, cho đất nước.

Không chỉ nói suông

Mục tiêu sửa đổi Luật Thanh niên nhằm tạo điều kiện cho thanh niên phát huy sức trẻ, trí tuệ đóng góp vào sự phát triển của quốc gia, dân tộc, tuy nhiên, theo nhiều ĐBQH, dự thảo luật chưa đạt mục tiêu này. Nhấn mạnh vai trò của thanh niên như trụ cột của nước nhà, ĐBQH Vũ Trọng Kim (Hải Dương) cho biết, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Muốn vậy, vai trò và tiềm năng to lớn của thanh niên phải được phát huy trong các chính sách cho thanh niên, quyền và nghĩa vụ của thanh niên.

Với cách tiếp cận này, ĐB Vũ Trọng Kim cho rằng, dự thảo Luật chỉ nên quy định quyền và nghĩa vụ đặc thù của thanh niên. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, họ cũng chỉ nêu chiến lược hoặc chương trình phát triển thanh niên. Trong dự thảo Luật lần này có đến 62 gạch đầu dòng về quyền và nghĩa vụ. Như thế là quá nhiều nhưng lại không khả thi. ĐB Vũ Trọng Kim đề nghị, dự thảo Luật nên tập trung 4 lĩnh vực đặc thù. Một là, thanh niên học tập, phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ theo đúng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng, vừa chuyên. Hai là, thanh niên lao động, học tập, sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển tài năng trẻ. Ba là, thanh niên có nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Bốn là, thanh niên xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, tiến bộ. Từ đó, cần các chính sách cụ thể và mang tính định hướng cho thanh niên thay vì chỉ nói suông và hứa hẹn.

ĐB Vũ Trọng Kim đề xuất 6 chính sách “sát rạp” với đời sống thanh niên. Cụ thể là chính sách tín dụng sinh viên; chính sách học bổng khuyến khích phát triển tài năng với đối tượng là những thủ khoa, sinh viên xuất sắc như được tuyển chọn đi du học, hướng tới ngành nghề mũi nhọn, công nghệ cao; chính sách vay vốn khởi nghiệp sáng tạo, giúp thanh niên thực hiện ý tưởng, đầu tư mạo hiểm nhằm thỏa chí sáng tạo. Phải chăng Nhà nước cần chia sẻ rủi ro với các bạn thanh niên khi các bạn có chí hướng táo bạo? Song song với đó là các chính sách cho kiện tướng lao động trẻ (công nhận giải thưởng quốc gia có định mức tiêu chuẩn chặt chẽ, công bằng). Chính sách chiến sỹ trẻ dũng cảm dành cho những thanh niên lập chiến công xuất sắc, hy sinh anh dũng. Chính sách ưu đãi cho sỹ quan quân nhân nơi địa bàn và công việc đặc thù, công nghệ cao hay là độc hại. “Chính sách là của Nhà nước, Nhà nước góp một, nhân dân góp mười, thanh niên sẽ góp ý chí vượt trội, phi thường nhờ chất lãng mạn cách mạng và đam mê sáng tạo của tuổi trẻ”, ĐB Vũ Trọng Kim nói.

Đừng để thanh niên mất nhuệ khí

Cho rằng dự thảo Luật đang coi thanh niên như đối tượng cần được ưu tiên khác với các công dân khác chứ không phải là nhóm có thế mạnh, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) lưu ý, thanh niên đang cảm thấy mất nhuệ khí trong chính luật quy định về mình, đừng coi họ là đối tượng cần giúp đỡ mà hãy tạo cơ hội để họ được cống hiến. Đại biểu dẫn chứng, dự thảo Luật có 62 điều thì có tới 21 điều liên tục nhắc đến cụm từ bảo đảm, tạo điều kiện, hỗ trợ hay tại Chương 2 về quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên có 9 mục thì 8/9 mục này đều là “Nhà nước đứng ra bảo đảm”. Việc thể hiện chính sách mang tính khẩu hiệu như thế có nên không, khi thanh niên là đối tượng đang ở độ tuổi khỏe mạnh, năng động và sáng tạo nhất? Thanh niên luôn sẵn sàng cống hiến vô điều kiện cho đất nước chứ không phải là chờ Nhà nước ưu tiên, khuyến khích thì mới làm. Do đó, chính sách phải đúng, trúng với đối tượng thụ hưởng, chính sách không phải quy định chỉ để đấy mà phải tạo hành lang pháp lý thực chất cho thanh niên phát triển, ĐB Đặng Thị Phương Thảo nhấn mạnh.

Để chính sách có giá trị thực hiện, các ĐBQH cũng mong muốn, dự thảo Luật thể hiện rõ hơn vai trò, trách nhiệm của chủ thể thực hiện chính sách cho thanh niên. Ví dụ, chính sách học tập đối với thanh niên nên bỏ quy định hàng loạt, chung chung Nhà nước có chính sách thay vào đó, chủ thể nên là Bộ Giáo dục và Đào tạo, coi đây là đầu mối, các bộ, ngành liên quan đóng vai trò phối hợp. Tương tự như vậy, cần quy định chủ thể thực hiện chính sách là các bộ, ngành khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện chính sách lao động đối với thanh niên, Bộ Y tế thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với thanh niên.

Thanh niên không yếu và chưa bao giờ ở thế yếu, họ đủ năng lực hành vi để nhận thức việc đang làm. Các ĐBQH kỳ vọng, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò, tiềm năng của thanh niên. Do đó, cần rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bảo đảm hành lang pháp lý đủ mạnh, trao cơ hội cho thanh niên để thanh niên thấy mình cần phải làm, có thể làm và làm thế nào phát huy được vai trò, thế mạnh, đóng góp hiệu quả cho xã hội, cho đất nước.

Ý Nhi

Tin bài khác:

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, thực chất hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Điều kiện nào được công nhận chuyển đổi giới tính?
Mỗi nấc thang tăng trưởng phải tạo ra bước phát triển mới về văn hóa
Lan tỏa tinh thần đổi mới, hành động
Kỳ vọng vào thay đổi trong thực tiễn
Kỷ cương phép nước - từ vụ 8B Lê Trực
Chặn lợi ích nhóm
Sôi nổi và thẳng thắn
Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp và giáo dục
  • 1
  • Trang sau
Phiên bản DesktopPhiên bản Desktop

Tổng biên tập: ĐỖ CHÍ NGHĨA
Phó Tổng biên tập
NGUYỄN QUỐC THẮNG;
Phó Tổng biên tập LÊ THANH KIM;
Phó Tổng biên tập PHẠM THỊ THANH HUYỀN


Trụ sở: 37 Hùng Vương, Hà Nội.
ĐT: (084) 08046090 - 08046231 - 08046012 Fax: (084) 08046659
Email: toasoan@dbnd.vn, baodientu@dbnd.vn
Giấy phép xuất bản số 392/GP_BTTTT
cấp ngày 20/9/2013.
Cơ quan chủ quản: Văn Phòng Quốc Hội
© Bản quyền 2010 - Đại biểu Nhân dân