Phiên bản Desktop
Cập nhật 06:05 | 12/12/2019 (GMT+7)
  • Tìm kiếm:
    • TRANG CHỦ
    • Chính trị
    • Xã hội
    • Kinh tế
    • Diễn đàn ĐBND
    • Quốc tế
    • Văn hóa - Giáo dục
    • Thể thao
    • Văn nghệ
    • Pháp luật
    • Địa phương
    • Công nghệ - Môi trường
    • Bạn đọc viết
    • Ý kiến Đại biểu - Ý kiến Cử tri
    • CHÍNH SÁCH CUỘC SỐNG
    • GÓC NHÌN
    • QUỐC HỘI
    • ĐẠI BIỂU CỬ TRI
    • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    • NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI
    • VIDEO
    • ẢNH
    • CHUYÊN TRANG
    • Phiên bản desktop
    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    Đóng

Diễn đàn ĐBND » Diễn đàn

Chưa nghiệm thu sao vẫn đưa vào sử dụng?

07:39 12/11/2019

Trong tuần này, QH sẽ dành trọn một ngày để thảo luận tại hội trường về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018”. Đây là vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm, bởi hậu quả của hỏa hoạn thời gian qua để lại rất lớn, không chỉ gây thiệt hại tài sản cho người dân, doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn từ tháng 7.2014 - 7.2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462ha rừng. Gần đây, nhiều vụ cháy đã xảy ra ở những khu chung cư cao tầng, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, gây thiệt hại nặng nề. Trong đó, có thể kể đến vụ cháy tại quán karaoke số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) gây ra cái chết thương tâm của 13 người. Hay vụ cháy xảy ra tại chung cư Carina ở TP Hồ Chí Minh làm 13 người chết, hơn 60 người bị thương; gần 500 xe máy, hơn 80 ô tô bị cháy rụi... Nguyên nhân do chủ đầu tư không triển khai sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống trung tâm PCCC kịp thời.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy, ngoài yếu tố thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, thì có nguyên nhân chủ quan từ ý thức chấp hành quy định pháp luật về PCCC của các cơ quan liên quan, của người dân chưa nghiêm. Hậu quả xảy ra, những người dân vô tội phải gánh chịu.

Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018” cho thấy, trong giai đoạn này, lực lượng Cảnh sát PCCC toàn quốc đã xem xét thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho 58.504 dự án, công trình; tổ chức nghiệm thu về PCCC cho 29.230 dự án, công trình. Tuy vậy, hiện nay cả nước vẫn còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC. Trong đó, chủ yếu là các công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 có hiệu lực.

Điều đáng nói là, tính đến tháng 7.2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chủ đầu tư tự ý điều chỉnh thiết kế, thi công sai so với thiết kế được duyệt, lựa chọn, lắp đặt hệ thống, thiết bị PCCC không đồng bộ, kém chất lượng, dẫn đến hệ thống không hoạt động theo đúng chức năng, nên chưa đủ điều kiện để được nghiệm thu. Mặt khác, do sức ép về thời hạn xây dựng công trình nên chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho người dân vào ở, trong khi chưa hoàn thiện hệ thống kỹ thuật PCCC...

Tại sao những công trình chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC vẫn được đưa vào sử dụng? Cơ quan thẩm duyệt là cảnh sát PCCC được giao chức năng xem xét thẩm duyệt thiết kế về PCCC, vậy tại sao công trình chưa được thẩm duyệt PCCC mà vẫn được xây dựng? Trong quá trình xây dựng, vì lợi nhuận, chủ đầu tư đã cố tình chỉnh sửa so với thiết kế được thẩm duyệt, vì sao không được ngăn chặn kịp thời? Có hay không việc buông lỏng trong công tác thẩm duyệt, quản lý, kiểm tra, giám sát thi công những công trình xây dựng này? Có hay không việc dung túng, tiếp tay của những người có thẩm quyền cho các sai phạm về PCCC? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào? Có bao nhiêu trường hợp đã bị xử lý hình sự do vi phạm quy định về PCCC thời gian qua?...

Đây là những câu hỏi mà cử tri, nhân dân muốn được làm sáng tỏ qua phiên thảo luận của QH lần này. Phải chỉ rõ và truy đến cùng trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan thẩm duyệt, kiểm tra, giám sát thi công công trình xây dựng vi phạm về PCCC. Đừng để tính mạng, tài sản của người dân bị đánh cược bởi sự buông lỏng quản lý của những cơ quan, cá nhân được giao thực thi nhiệm vụ này.

Hà An

Tin bài khác:

Rõ trách nhiệm, rõ giải pháp
Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng bền vững
Tạo nền tảng vững chắc cho những mục tiêu cao hơn
Tăng trưởng để cải thiện đời sống nhân dân
Tạo đột phá phát triển du lịch
Không để thiếu giáo viên
Bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp
Thiếu văn bản hướng dẫn của bộ, ngành là tắc!
Đầu tư xứng đáng
Sẵn sàng cho chặng đường về đích
  • 1
  • Trang sau
Phiên bản DesktopPhiên bản Desktop

Tổng biên tập: ĐỖ CHÍ NGHĨA
Phó Tổng biên tập
NGUYỄN QUỐC THẮNG;
Phó Tổng biên tập LÊ THANH KIM;
Phó Tổng biên tập PHẠM THỊ THANH HUYỀN


Trụ sở: 37 Hùng Vương, Hà Nội.
ĐT: (084) 08046090 - 08046231 - 08046012 Fax: (084) 08046659
Email: toasoan@dbnd.vn, baodientu@dbnd.vn
Giấy phép xuất bản số 392/GP_BTTTT
cấp ngày 20/9/2013.
Cơ quan chủ quản: Văn Phòng Quốc Hội
© Bản quyền 2010 - Đại biểu Nhân dân