Phiên bản Desktop
Cập nhật 12:01 | 08/12/2019 (GMT+7)
  • Tìm kiếm:
    • TRANG CHỦ
    • Chính trị
    • Xã hội
    • Kinh tế
    • Diễn đàn ĐBND
    • Quốc tế
    • Văn hóa - Giáo dục
    • Thể thao
    • Văn nghệ
    • Pháp luật
    • Địa phương
    • Công nghệ - Môi trường
    • Bạn đọc viết
    • Ý kiến Đại biểu - Ý kiến Cử tri
    • CHÍNH SÁCH CUỘC SỐNG
    • GÓC NHÌN
    • QUỐC HỘI
    • ĐẠI BIỂU CỬ TRI
    • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    • NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI
    • VIDEO
    • ẢNH
    • CHUYÊN TRANG
    • Phiên bản desktop
    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    Đóng

Pháp luật » Pháp luật và đời sống

Hành động để đẩy lùi hiểm họa

09:18 25/08/2019

Với 13.000 cơ sở y tế, hàng năm có gần 150 triệu bệnh nhân nội trú, hơn 450 triệu bệnh nhân ngoại trú, chưa kể một số lớn người dân sử dụng các sản phẩm của y tế nên số lượng chất thải nhựa y tế là rất lớn, ước tính khoảng 22 tấn rác thải nhựa/ngày. Để giải quyết hiểm họa khôn lường do rác thải nhựa gây ra, Bộ Y tế đã có chỉ thị và hướng dẫn các cơ sở y tế, nhân viên y tế, nâng cao nhận thức của người bệnh, người nhà bệnh nhân thay đổi thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần...

Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Hà cho biết, do đặc thù của ngành nên chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế rất đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn. Rác thải nhựa không chỉ là bơm kim tiêm, các bao bì, lọ nhựa đựng thuốc, dịch truyền mà còn là túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần để đựng thức ăn, nước uống cho người bệnh và thân nhân. Đến thời điểm này, Cục chưa tiến hành điều tra, đánh giá tỷ lệ chất thải nhựa trong chất thải của ngành y tế cũng như chưa có số liệu thống kê cụ thể về lượng chất thải nhựa phát sinh của ngành hàng năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của một số cơ sở y tế được Cục Quản lý môi trường lấy ý kiến như Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, tỷ lệ nhựa trong chất thải y tế (không bao gồm chất thải sinh hoạt) tại các bệnh viện này dao động trong khoảng 10 - 45%; tỷ lệ nhựa trong chất thải sinh hoạt tại cơ sở y tế trong khoảng 12 - 17%.

Thời gian qua, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời để thực hiện chương trình bệnh viện xanh - sạch - đẹp, thân thiện với môi trường đang triển khai, Bộ Y tế đã nhiều lần kêu gọi, tuyên truyền  về mối nguy hại từ rác thải nhựa, mới đây nhất ngày 29.7.2019, Bộ còn ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT về giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành với mong muốn đưa ra những giải pháp cụ thể và khả thi chứ không thực hiện theo phong trào. Chẳng hạn như các bệnh viện sẽ tăng cường cho bệnh nhân sử dụng thuốc uống thay vì tiêm; sử dụng vật tư, thiết bị... có bao bì bằng vật liệu thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút... từ nhựa dùng một lần hoặc nilon khó phân hủy trong nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân…

Lý thuyết là thế, nhưng khi triển khai vào thực tế tại các đơn vị, hiệu quả thực hiện sẽ đến đâu? Nói về vấn đề này, một số cán bộ y tế chia sẻ: Trong tình hình hiện nay, việc giảm thiểu chất thải nhựa là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong ngành y, nhất là các trang thiết bị, vật tư y tế, dụng cụ y tế… hiện nay có những loại chưa thể thay thế bằng chất khác. Đơn cử như bơm kim tiêm vẫn phải sử dụng loại dùng một lần. Còn đối với người nhà, thân nhân bệnh nhân cũng rất khó kiểm soát việc họ dùng chất thải nhựa bởi thực tế hiện nay chưa có nhiều sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa một lần.

Quy định hạn chế, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và nylon khó phân hủy trong đơn vị… là rất cần thiết, nhưng để việc triển khai thực hiện một cách có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ riêng ngành y tế mà của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội. Để đẩy lùi mối họa do rác thải nhựa gây ra, tất cả phải cùng quyết tâm hành động, thay đổi thói quen sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nhựa một lần.

Trần Hải

Tin bài khác:

Đơn giản hóa trong đăng ký mua điện
Phải xử lý nghiêm minh
Phối hợp để rút ngắn thời gian
Hộp thư bạn đọc
Chưa quyết liệt trong kiểm tra
Lúng túng trong quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài
Thống nhất trong xử lý tài sản bảo đảm
Kiểm tra chéo an toàn thực phẩm trên cả nước
Khó bảo đảm hiệu quả thực thi
Ứng dụng công nghệ và tăng chế tài xử lý
  • 1
  • Trang sau
Phiên bản DesktopPhiên bản Desktop

Tổng biên tập: ĐỖ CHÍ NGHĨA
Phó Tổng biên tập
NGUYỄN QUỐC THẮNG;
Phó Tổng biên tập LÊ THANH KIM;
Phó Tổng biên tập PHẠM THỊ THANH HUYỀN


Trụ sở: 37 Hùng Vương, Hà Nội.
ĐT: (084) 08046090 - 08046231 - 08046012 Fax: (084) 08046659
Email: toasoan@dbnd.vn, baodientu@dbnd.vn
Giấy phép xuất bản số 392/GP_BTTTT
cấp ngày 20/9/2013.
Cơ quan chủ quản: Văn Phòng Quốc Hội
© Bản quyền 2010 - Đại biểu Nhân dân