Phiên bản Desktop
Cập nhật 07:43 | 08/12/2019 (GMT+7)
  • Tìm kiếm:
    • TRANG CHỦ
    • Chính trị
    • Xã hội
    • Kinh tế
    • Diễn đàn ĐBND
    • Quốc tế
    • Văn hóa - Giáo dục
    • Thể thao
    • Văn nghệ
    • Pháp luật
    • Địa phương
    • Công nghệ - Môi trường
    • Bạn đọc viết
    • Ý kiến Đại biểu - Ý kiến Cử tri
    • CHÍNH SÁCH CUỘC SỐNG
    • GÓC NHÌN
    • QUỐC HỘI
    • ĐẠI BIỂU CỬ TRI
    • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    • NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI
    • VIDEO
    • ẢNH
    • CHUYÊN TRANG
    • Phiên bản desktop
    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    Đóng

Văn hóa - Giáo dục » Văn hóa

Duy tình

08:28 12/06/2019

Người Việt Nam sống nặng về tình cảm hơn là lý trí, tức duy tình hơn duy lý. Nhiều câu thành ngữ nói lên điều này: “Chín bỏ làm mười”, “Ăn ở như bát nước đầy”, “Đóng cửa bảo nhau”… Hoặc ông cha ta vẫn răn dạy: “Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Bao giờ các cụ cũng lấy cái tình làm trọng, đặt tình cảm lên trên tất cả. Cực chẳng đã mới phải dùng đến lý lẽ. Khi hai nhà là hàng xóm có va chạm, xích mích dẫn đến cãi lộn, ẩu đả, thường mọi người vẫn khuyên: “Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau. Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

Thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều máy bay của họ bị ta bắn rơi, nhiều phi công bị bắt. Trước đó, họ trút bom triệt hạ nhiều làng mạc, thành phố gây nên sự chết chóc, thương vong cho bà con ta. Hẳn nhiên, ai cũng sôi sục căm thù. Vậy mà khi giặc lái Mỹ bị rơi xuống, chứng kiến cảnh họ chắp tay van xin ta không giết, nhiều người động lòng thương, đã nương tay, tha bổng. Đó chính là cái “duy tình” đã ngấm vào máu người Việt.

Pháp luật nước ta cũng có quy định giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội chủ động đầu thú, thành khẩn khai báo. Khoan hồng luôn là biện pháp được coi trọng, áp dụng trong rất nhiều trường hợp phạm tội không cố ý và tội nhân tỏ rõ sự ăn năn, hối cải. Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm Quốc khánh (2.9) Nhà nước ta lại ân xá nhiều tù nhân… 

Điều này đương nhiên là tốt đẹp, nhân văn, cần được phát huy. Nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, với mức độ cần thiết chứ không thể lạm dụng, thậm chí coi nhẹ, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến việc thực thi công lý. Bởi trong một số trường hợp, chính vì yếu tố duy tình dẫn đến những hệ lụy không nhỏ, không có lợi trong việc trấn áp tội phạm, duy trì kỷ cương, trật tự xã hội.

Nhiều chế tài của ta còn quá nhẹ, không tương xứng với mức độ phạm tội. Nhiều cán bộ thực thi công vụ đã vì nể nang mà bỏ qua nhiều hành vi phạm pháp của những kẻ vô ý thức, cố tình vi phạm. Việc buông lỏng quản lý, thực thi pháp luật không nghiêm đang diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng nhờn luật, kỷ cương bị coi thường không hẳn do người có trách nhiệm tha hóa, biến chất, tiêu cực, chung lợi ích với kẻ xấu, mà rất nhiều khi chỉ do sự dè dặt, ái ngại, không nỡ xử lý, tức là “duy tình”. Với suy nghĩ hạn hẹp, người có trách nhiệm xử lý đã rất có tình với kẻ có lỗi, có tội, nhưng sâu xa hơn, họ lại không có tình với cộng đồng, với xã hội, vì đã tiếp tay cho tội phạm phá hoại đất nước một cách vô ý thức.

Vậy nên, tất cả vẫn phải tuân thủ khẩu hiệu: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tức là phải đề cao duy lý, chứ không thể chỉ duy tình.

TS. Nguyễn Đình San

Tin bài khác:

“Ford v Ferrari”
“Knives Out”
Giữ thương hiệu bằng uy tín
Hương quê, gió phố
Độc đáo, bất ngờ và đáng nhớ
Sáng tạo để không tụt hậu
Văn hóa công sở - nòng cốt lan tỏa giá trị tốt đẹp
Đánh thức vùng ký ức
Văn hóa ứng xử của huấn luyện viên
Lan tỏa vẻ đẹp xứ Mường
Nghệ thuật ảo trong không gian thật
  • Trang trước
  • 2
  • Trang sau
Phiên bản DesktopPhiên bản Desktop

Tổng biên tập: ĐỖ CHÍ NGHĨA
Phó Tổng biên tập
NGUYỄN QUỐC THẮNG;
Phó Tổng biên tập LÊ THANH KIM;
Phó Tổng biên tập PHẠM THỊ THANH HUYỀN


Trụ sở: 37 Hùng Vương, Hà Nội.
ĐT: (084) 08046090 - 08046231 - 08046012 Fax: (084) 08046659
Email: toasoan@dbnd.vn, baodientu@dbnd.vn
Giấy phép xuất bản số 392/GP_BTTTT
cấp ngày 20/9/2013.
Cơ quan chủ quản: Văn Phòng Quốc Hội
© Bản quyền 2010 - Đại biểu Nhân dân