Phiên bản Desktop
Cập nhật 03:02 | 12/12/2019 (GMT+7)
  • Tìm kiếm:
    • TRANG CHỦ
    • Chính trị
    • Xã hội
    • Kinh tế
    • Diễn đàn ĐBND
    • Quốc tế
    • Văn hóa - Giáo dục
    • Thể thao
    • Văn nghệ
    • Pháp luật
    • Địa phương
    • Công nghệ - Môi trường
    • Bạn đọc viết
    • Ý kiến Đại biểu - Ý kiến Cử tri
    • CHÍNH SÁCH CUỘC SỐNG
    • GÓC NHÌN
    • QUỐC HỘI
    • ĐẠI BIỂU CỬ TRI
    • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    • NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI
    • VIDEO
    • ẢNH
    • CHUYÊN TRANG
    • Phiên bản desktop
    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    Đóng

Ý kiến đại biểu

Công khai tài sản, thủ tục hành chính

04:27 24/04/2016

(ĐBNDO)- Nói về tham nhũng chúng ta nói quyết liệt, nhưng để thực hiện có hiệu quả thì phải công khai, minh bạch để người dân được biết, giám sát, cùng với đó là những giải pháp cụ thể, những việc cụ thể thì sẽ hạn chế được tình trạng tham nhũng đang diễn ra hiện nay. Đây là ý kiến của ĐBQH Huỳnh Thành Lập.

Những ngày qua vừa diễn ra Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà hội nghị quán triệt, đó là: “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”.


Làm thế nào để phòng chống tham nhũng hiệu quả  vẫn là tâm tư của không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có các đại biểu Quốc hội.  Đảng, Nhà nước và nhân dân đều quyết tâm chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng ban hành tạo hành lang pháp lý cho cuộc đấu tranh thường xuyên và hiệu lực, hiệu quả hơn. Ngay trong quy định của pháp luật có những yêu cầu quan trọng như kê khai tài sản; đồng thời phải giải trình khi có tài sản tăng lên bất thường để kiểm soát tham nhũng. Phải công khai bản kê khai tài sản ở cơ quan làm việc có những vị trí theo quy định. Đây cũng là một trong các biện pháp phòng chống tham nhũng mà nhiều nước áp dụng chặt chẽ. Việc công khai tài sản vì thế cũng rất quan trọng là căn cứ bước đầu cho kiểm tra, giám sát. 

Vấn đề thủ tục hành chính cũng rất quan trọng. Theo ĐBQH Huỳnh Thành Lập thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng và giám sát của Quốc hội chưa đạt được kết quả như mong muốn. Theo ông trước tiên chúng ta cần phòng ngừa là chính, trong đó cần phải có quy định pháp luật chặt chẽ, công khai thủ tục hành chính. Trước tiên cần nhanh chóng xây dựng “Chính phủ điện tử”, quản lý tất cả các thủ tục hành chính bằng hệ  thống mạng, tránh tiếp xúc giữa người có yêu cầu với công chức, viên chức sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất về tham nhũng. Cùng với đó là việc đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử, bằng thẻ từ, trả lương bằng ATM và giao dịch bằng thẻ tín dụng, có như vậy chúng ta mới kiểm soát được dòng tiền, nguồn thu chi…

Nâng cao chất lượng việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên. Nhận thức sâu sắc là khởi nguồn cho hành động quyết liệt, hiệu quả. Ông Lập cho rằng, thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với lực lượng đội ngũ đảng viên làm nòng cốt cùng với hệ thống mặt trận đoàn thể vào cuộc giám sát,..cùng với đó, là phải kiểm điểm lại việc thực hiện chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng đã thực hiện được hay chưa để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

Đảng đã khẳng định trách nhiệm của người đứng đầu;  công khai tính dân chủ ở cơ sở; mỗi cơ quan, đơn vị phải tự kiểm soát;  không ngừng hoàn thiện thủ tục cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện như chính quyền điện tử, cơ quan điện tử, Chính phủ điện tử bằng một hệ thống. Đồng thời, phải tăng cường phân cấp trách nhiệm cho cấp dưới, mỗi cơ quan chỉ cần mỗi người phụ trách, mỗi người phải chịu trách nhiệm rõ ràng về phần việc của mình.

Nói về tham nhũng chúng ta nói quyết liệt, nhưng để làm có hiệu quả tốt thì phải công khai, minh bạch  người dân được biết, cùng với đó là những giải pháp cụ thể, những việc cụ thể thì sẽ hạn chế được tình trạng tham nhũng, đại biểu Lập nhận định. 

Nguyễn Thăng

Tin bài khác:

"Chất vấn sớm"
Kỹ năng và nhiệt huyết
Biến ý nguyện của dân thành hành động
Lời hứa phải đi kèm kế hoạch cụ thể
Làm thì không đáp ứng được, đưa ra thì không dễ
"Cháy hết mình"
Tránh hứa rồi không làm được!
Tuyên truyền công khai, minh bạch, công bằng
Khó trúng cử nếu chương trình hành động không rõ
"Chất chứa khát vọng cống hiến cho đất nước"
  • 1
  • Trang sau
Phiên bản DesktopPhiên bản Desktop

Tổng biên tập: ĐỖ CHÍ NGHĨA
Phó Tổng biên tập
NGUYỄN QUỐC THẮNG;
Phó Tổng biên tập LÊ THANH KIM;
Phó Tổng biên tập PHẠM THỊ THANH HUYỀN


Trụ sở: 37 Hùng Vương, Hà Nội.
ĐT: (084) 08046090 - 08046231 - 08046012 Fax: (084) 08046659
Email: toasoan@dbnd.vn, baodientu@dbnd.vn
Giấy phép xuất bản số 392/GP_BTTTT
cấp ngày 20/9/2013.
Cơ quan chủ quản: Văn Phòng Quốc Hội
© Bản quyền 2010 - Đại biểu Nhân dân